Căn bản về Hợp đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ

"BẢO HIỂM NHÂN THỌ là một giải pháp tài chính ĐẶC BIỆT NHẤT, vì cần một khoản tiền tiết kiệm nhỏ là KHÁCH HÀNG có thể tạo ra MỘT SỰ ĐẢM BẢO BỞI MỘT TÀI SẢN LỚN được cam kết bằng HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ. Khách hàng chỉ cần kê khai trung thực và đóng phí đầy đủ là hoàn toàn yên tâm."
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là dạng hợp đồng đơn phương, được soạn thảo bởi công ty bảo hiểm nhân thọ với hợp đồng mẫu đã được BỘ TÀI CHÍNH thẩm định và phê duyệt.
Người mua bảo hiểm có quyền được tư vấn, cân nhắc và quyết định tham gia hoặc không tham gia, khi đã tham gia là phải kê khai trung thực thông tin về sức khỏe và các yếu tố liên quan, đóng phí đầy đủ theo từng loại sản phẩm bảo hiểm.

Nội dung điều khoản hợp đồng do công ty đơn phương soạn dựa trên quy định của pháp luật và phải được BỘ TÀI CHÍNH phê duyệt trước khi triển khai.(Vì chỉ chuyên gia mới đủ trình độ để thẩm định và phê duyệt để đảm bảo quyền lợi của Khách hàng, công ty và các bên liên quan.)

Do vậy, khách hàng không có quyền thương thảo về nội dung hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, mà chỉ có quyền được tư vấn, giải thích và quyết định tham gia hay không mà thôi.
Khi đồng ý tham gia, người mua bảo hiểm sẽ phải kê khai hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đóng khoản phí đầu tiên để thể hiện ý chí muốn tham gia, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành các bước thẩm định dựa trên thông tin khách hàng kê khai trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm này.

Nếu khách hàng kê khai trung thực thì chỉ khách hàng có quyền đơn phương dừng hợp đồng trước thời hạn, công ty bảo hiểm không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (Ngoại trừ trường hợp người mua bảo hiểm cố tình kê khai thiếu trung thực mà công ty có bằng chứng về điều đó.)

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản, đó là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, là giấy chứng nhận bảo hiểm và hồ sơ yêu cầu bảo hiểm, phiếu thu, cùng các giấy tờ liên quan khác có trong bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm.

1. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức kinh doanh bảo hiểm.

2. Nhà nước đầu tư vốn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm.

3. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin.

1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;
b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.

Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm.

1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:

a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.

2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 98. Đầu tư vốn.

1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong các lĩnh vực sau đây:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; 
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.

Sưu tầm và biên tập ngày 26.03.2020
#JosephNguyen #BHNT